Ngủ cùng thú cưng như chó mèo là thói quen khó bỏ của nhiều người. Bất chấp mọi lời cảnh báo từ bác sĩ, họ vẫn bế chúng lên giường và tận hưởng sự thoải mái đó.
Nếu là một người nuôi chó mèo, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy ấm áp và đáng yêu biết chừng nào khi để “đứa con” lông xù ấy ngủ cùng giường. Vật nuôi cũng thích ở bên con người, đặc biệt là vào ban đêm. Chúng là loài rất ưa được âu yếm.
Có khá nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trong cộng đồng vật nuôi đã diễn ra. Chủ đề chủ yếu xoay quanh việc có nên ngủ chung với chó mèo hay không. Tất nhiên, chúng ta có hai phe đối lập nhau.
Một bên cho rằng những chú chó có thể đem lại lợi ích về tinh thần. Chúng giúp tăng cảm giác an toàn và thoải mái. Những người bị PTSD nhận thấy rằng các cơn ác mộng của họ giảm bớt rõ ràng khi ngủ chung với thú cưng. Bên cạnh đó, việc cùng giường này cũng giúp giải phóng oxytocin trong não. Đây là một hormone có thể giảm căng thẳng, giúp bạn ngủ sâu hơn.
Ngược lại, phía bên kia quả quyết rằng nên cho thú cưng ở trong cũi của nó. Những người này thường xuyên bày tỏ thái độ lo lắng cho sức khỏe từ việc nằm chung cùng chó mèo trong suốt cả đêm như thế. Và hầu hết các các bác sĩ, chuyên gia cũng nghiêng về nhóm này.
Một vài điểm danh nguy hại tiềm ẩn ở đây chắc chắn sẽ khiến bạn cần phải cân nhắc lại thói quen của mình. Tất nhiên, nếu bạn đang là người theo “trường phái” thích ôm ấp chó hay mèo trong khi ngủ.
Ngủ cùng thú cưng là việc cần phải suy nghĩ lại thật kỹ nếu da bạn đang bị dị ứng hoặc có xu hướng nhạy cảm. Trên thực tế, lông của các loài vật có thể khiến bạn nổi mẩn ngứa hoặc đỏ rát. Điều này đặc biệt dễ gặp trên da của trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
Nấm ngoài da là một loại bệnh phổ biến và dễ lây lan nhất khi bạn tiếp xúc với chó mèo. Vi khuẩn này được truyền trực tiếp từ động vật sang người hoặc ngược lại. Con đường lây nhiễm được xác định có thể thông qua vật dụng bị nhiễm khuẩn như vòi hoa sen, hồ bơi, đồ dùng nhà vệ sinh hoặc quần áo.
Lông của thú cưng cũng là nguyên nhân chính gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Vào mùa thay lông, không chỉ phòng ngủ mà phòng khách, bếp... bất cứ chỗ nào trong nhà cũng có thể thấy lông rụng. Chúng có thể đọng trên các bề mặt hoặc bay trong không khí.
Các bác sĩ cũng khuyên rằng bạn nên đặc biệt thận trọng trong việc mua chăn ga gối nếu trong tình huống này. Các loại vỏ gối có khóa kéo kín và lớp vải dày dặn sẽ tốt hơn. Chúng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng lông thú lọt xuống ruột gối hoặc ruột chăn và ở lại trong đó để gây kích ứng hoặc khó thở cho bạn.
Nếu bạn ngủ với thú cưng thì giặt vỏ chăn, vỏ gối và ga trải giường với nước nóng mỗi tuần là việc bắt buộc phải làm. Dù không hoàn toàn nhưng nó cũng có thể loại bỏ phần lớn lượng lông rụng còn sót lại.
Dù bất cứ trường hợp nào, ngủ hoặc chỉ chơi trên giường, thú cưng đều có thể phá hủy chăn ga gối đệm của bạn.
Móng chân của những loài vật này luôn có xu hướng sắc nhọn. Kinh khủng hơn là chúng lại khá yêu thích việc cào hoặc vươn vai để móng chà xát nhiều lần trên giường. Điều này sẽ khiến chăn ga gối bị rách, vỏ áo nệm có thể bị cào xước.
Bạn có thể ngụy biện bằng việc sẽ cắt móng cho chúng thường xuyên? Vậy còn răng? Những chiếc răng sắc nhọn của chó mèo hoàn toàn có thể phá tanh bành mọi thứ. Chắc bạn đã xem nhiều bức ảnh về sự thật này rồi.
Tương tự như việc tích tụ lông hay vi khuẩn, nước dãi và tế bào chết của động vật cũng làm gia tăng khối lượng chất bẩn trên giường của bạn. Điều này có nghĩa là bạn cần giặt chăn ga gối thường xuyên hơn và với tần suất dày đặc hơn.
Trong trường hợp này, bạn phải luôn luôn sử dụng các loại phụ kiện nệm như ga chống thấm hoặc tấm bảo vệ. Nước tiểu và những vết bẩn khác của chó mèo hoàn toàn có thể khiến sản phẩm nhanh chóng hỏng hóc hơn.
Đừng quên nên ưu tiên các thiết kế chất lượng để bảo vệ nệm của bạn đúng như quảng cáo từ nhà sản xuất.
[Products:1612,664,666,1609,662,1610]
Chó và mèo vẫn luôn có khả năng mang bọ chét truyền bệnh và việc ngủ bên chúng sẽ khiến bạn gặp rủi ro. Khi vật nuôi nằm cùng con người, những loài bọ này có có hướng nhảy ra khỏi lông của chúng sang người bạn hoặc ở lại trên chăn, ga trải giường chờ cơ hội xâm nhập.
Dịch hạch là một loại bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vì thế, dù có ngủ hoặc không, bạn vẫn nên đưa thú cưng của mình đến bác sĩ thú y để kiểm tra thường xuyên và có biện pháp xử lý sớm.
Bạn có thể là một người quan tâm hàng đầu đến sức khỏe của thú cưng. Bạn lên lịch cho các cuộc hẹn với bác sĩ thú y, đặt sản phẩm trị giun sán và đưa chúng đi dạo. Bạn biết chó mèo của bạn có thể ở tình trạng như thế nào do ký sinh trùng xâm nhập.
Như vậy, bạn là một người chủ tuyệt vời! Tuy nhiên, bạn đã làm được như vậy với mình chưa?
Nếu chó của bạn nhiễm ký sinh trùng trước khi đi chữa trị hoặc vừa mới bị mà chưa kịp khám thì sao? Các loài giun đũa, trứng của ký sinh trùng này sẽ nằm trên lông, áo của chó mèo. Và khi chúng rúc vào bên cạnh bạn, những quả trứng đó có thể rơi ra ga trải giường và từ từ chuyển môi trường sống sang da của bạn.
Bạn có thể đã nghe nói về những đợt bùng phát bệnh viêm màng não tại khu vực sống đông đúc. Tin đáng buồn hơn, thú cưng của gia đình bạn cũng có thể đang mang mầm bệnh. Và đương nhiên rồi, khi chúng càng đến gần bạn, bạn càng có nhiều nguy cơ hơn.
Bạn biết rồi đấy, đây là chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm. Chúng có thể đe dọa tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
Năm 1985, một phụ nữ 60 tuổi tại Anh đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm màng não sau khi thừa nhận thường xuyên hôn lên miệng chú chó của mình.
Trong một trường hợp viêm màng não khác, nguyên nhân được báo cáo là do con mèo trong gia đình sử dụng núm vú giả của em bé làm đồ chơi.
Trên thực tế, ngủ chung giường với thú cưng sẽ khiến chúng dễ liếm bạn hơn. Mỗi đêm như thế, bạn không chỉ có nguy cơ mắc mỗi viêm màng não. Chúng ta còn rất nhiều bệnh nguy hiểm khác có thể lây truyền qua đường hô hấp với chó mèo.
Nhiễm trùng tụ cầu nghiêm trọng như MRSA có thể truyền từ động vật sang người. Đây là một loại vi khuẩn có khả năng chống lại nhiều loại kháng sinh nên rất khó điều trị. Chó và mèo có thể mang vi khuẩn này trong miệng và nước bọt của chúng.
Trên thực tế, bạn có thể nhiễm trùng tụ cầu bắt đầu từ tai. Đây là trường hợp của một phụ nữ 51 tuổi ở Nhật Bản sau khi bác sĩ xác định được rằng con chó của cô ấy đã liếm vết khâu từ một ca phẫu thuật gần đây. Có vẻ khó tin nhưng đó là sự thật. Bạn nên xem xét lại các thói quen âu yếm hàng ngày của mình với thú nuôi sớm đi là vừa. Đặc biệt nếu bạn có vết thương hở hoặc mới phẫu thuật, tránh xa là điều tốt hơn.
Bạn có thể gặp cái tên Bệnh cào xước ở mèo (CSD) nhiều hơn khi nhắc đến tình trạng này. Đây là một chứng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Môi trường có thể từ vết cắn hoặc vết mèo cào trên da chứa vi khuẩn Bartonella henselae.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc bệnh nếu nước bọt của mèo bị dính khuẩn chạm vào vết thương hở có sẵn hoặc tròng mắt của bạn.
Các triệu chứng của CSD bao gồm sốt nhẹ, nhức đầu, sưng hạch bạch huyết gần vết xước và vết cắn. Bạn có thể gặp tình trạng sưng tấy hoặc phồng rộp ở đó.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, các triệu chứng còn bao gồm đau bụng, ớn lạnh, đau lưng, đau khớp và phát ban. Những người bị nhiễm CSD có thể khỏi bệnh theo thời gian mà không cần điều trị miễn là hệ thống miễn dịch tốt. Số khác thì phải cần đến thuốc điều trị như kháng sinh mới mong loại bỏ được vi khuẩn.
Bệnh dại cũng là trường hợp thường gặp ở người. Theo báo cáo của tổ chức WHO, mỗi năm có tới 10 triệu người trên thế giới nghi mắc bệnh dại và cần đến vacxin. Trong số đó, lượng ca tử vong rơi vào khoảng 60.000 - 70.000 người.
Bệnh này phổ biến ở cả trên chó và mèo. Vật nuôi có thể bị nhiễm vi rút dại từ động vật hoang dã như gấu trúc, dơi, chồn hôi và cáo.
Nếu bạn cho phép thú cưng của mình ra ngoài trời và xảy ra xô xát với động vật hoang dã, hãy gọi bác sĩ thú y ngay lập tức.
Trên thực tế, động vật sẽ không xuất hiện các triệu chứng ngay sau khi nhiễm bệnh. Nhiều trường hợp phải mất đến một tháng hoặc hơn để các biểu hiện phát triển rõ ràng. Đây là lý do thú cưng cần được tiêm vắc xin phòng bệnh và theo dõi trong vòng 45 ngày.
Toxoplasmosis là một loại bệnh xuất phát từ ký sinh trùng gondii. Chúng gây bệnh trên cơ thể người khi tiếp xúc trực tiếp với phân mèo bị nhiễm bệnh. Bạn cũng rất dễ bị chẩn đoán mang Toxoplasmosis nếu ăn thịt chưa nấu chín bị nhiễm khuẩn, nhất là thịt cừu, thịt lợn, thịt nai và đôi khi cả các sản phẩm từ sữa chua chưa được khử trùng.
Nếu đang khỏe mạnh và bị nhiễm bệnh, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Hệ thống miễn dịch sẽ kiểm soát ký sinh trùng mặc dù chúng vẫn tồn tại trong có thể bạn.
Tuy nhiên, nếu hệ thống bảo vệ cơ thể của của bạn bị suy yếu, ký sinh trùng có thể được kích hoạt trở lại. Điều này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Phổ biến nhất, mọi người thường cảm thấy đau nhức cơ thể, sưng hạch bạch huyết, đau đầu, sốt và mệt mỏi.
Ở tình trạng tồi tệ hơn, bạn có thể bị lú lẫn, co giật, phối hợp kém. Một số vấn đề về phổi và mờ mắt cũng được ghi nhận khi cơ thể nhiễm Toxoplasmosis.
Phụ nữ mang thai nên đặc biệt cẩn thận với mèo vì chúng có thể truyền nhiễm bệnh cho con của họ, gọi là Toxoplasmosis bẩm sinh. Nhiễm trùng xảy ra càng sớm trong thai kỳ, hậu quả càng nghiêm trọng cho em bé. Khá nhiều trẻ sơ sinh không có dấu hiệu của bệnh, nhưng nó có thể biểu hiện ở tuổi thiếu niên. Thông thường là mất thính giác, thiểu năng trí tuệ hoặc nhiễm trùng mắt nghiêm trọng.
Một nghiên cứu nhỏ của Úc cho thấy, vì chó mèo hoạt động trong khoảng 20% thời gian cả đêm nên ngủ chung có thể gây ra một vài vấn đề rắc rối.
Trên thực tế, động vật có xu hướng di chuyển hoặc tạo tiếng ồn (chẳng hạn như ngáy, không hiếm gặp ở chó) và chúng sẽ đánh thức bạn. Mèo là loài sống về đêm, vì vậy chúng được lập trình để săn mồi khi trời tối. Không có gì là lạ khi chúng vô tư tạo ra đủ mọi loại âm thanh trong khi bạn đang cố gắng ngủ.
Và nhiều người nuôi đã mắc sai lầm khi chơi hoặc trò chuyện cùng với chúng nếu bất ngờ bị đánh thức trong đêm. Điều này sẽ dạy họ biết nó thành thói quen của mình.
Đôi khi, vật nuôi cũng ngủ trên người bạn, một cách vô tình hoặc cố ý. Nếu bạn di chuyển, bạn có thể sẽ cảm thấy khó khăn hoặc thậm chí là không thể trở mình. Tất nhiên rồi, việc này sẽ làm phiền giấc ngủ của bạn.
Tuy nhiên, phổ biến hơn là chúng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn. Con số thường vượt quá mức khuyến cáo từ các bác sĩ. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy kém ngon giấc hơn.
Ngoài ra, trong trường hợp ngủ cùng với một con vật nhỏ, tâm trí bạn dễ bị lo lắng nhiều về việc lăn qua hoặc đè vào người chúng trong khi ngủ. Đừng tưởng những sự lo lắng nhẹ này không làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.
Bên cạnh đó, mặc dù rất hiếm thú cưng cắn khi thức dậy. Nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi chúng đang gặp ác mộng. Vậy nên, tuyệt đối không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngủ cùng động vật. Ai mà biết được chúng có thể cắn con bạn một cách vô tình chứ!
Tiết lộ từ một bác sĩ tâm lý, nhiều bệnh nhân của cô cho rằng họ không hề cảm thấy thoải mái khi có sự tồn tại của thú cưng trên giường. Họ thường là đàn ông và cảm thấy như chúng đang cố tình ngăn cách đời sống giữa các cặp vợ chồng.
Trên thực tế, sự gần gũi của bạn với vợ hoặc chồng dưới con mắt của thú cưng có thể như “một lời mời tương tác”. Đặc biệt, những con chó lớn hơn có tính sở hữu cao hơn. Chúng hoàn toàn có thể tự do leo lên giường nếu đã được ngủ cùng với bạn nhiều đêm. Và tất nhiên rồi, nó sẽ không chỉ nhìn chằm chằm hay phá phách khi nhận thấy bạn có cử chỉ thân mật với người khác.
Tư duy của chó mèo trong tình huống này là ghen tị hoặc muốn bảo vệ bạn. Chà, xem ra vấn đề sẽ còn rắc rối hơn nếu chúng biết bạn nhốt chúng lại trong phòng nào đó vì lý do này. Các hành động như cào cửa hoặc sủa, tạo tiếng ồn sẽ không bao giờ để bạn yên.
Thú cưng là một phần của gia đình và có vẻ những rủi ro này rất hiếm. Bạn có thể nói với chúng tôi rằng bản thân đã ngủ bao nhiêu năm qua và có vẻ chẳng có gì đáng lo ngại.
Hơn nữa, nếu đã cho phép chó mèo ngủ cùng, khá khó để huấn luyện chúng không lên trên giường của bạn nữa. Trong trường hợp cố gắng đóng cửa, bạn có thể bị làm phiền bởi những tiếng hú hoặc đập cửa suốt đêm.
Một giải pháp tốt cho những người muốn tạm biệt thói quen ngủ chung là bố trí cho thú cưng những chỗ lý tưởng và thích thú với chúng hơn.
Với mèo, bạn nên sắp xếp chỗ ngủ cao với một con cá đồ chơi treo trên cửa sổ chẳng hạn. Loài mèo thường có xu hướng muốn thống trị và chiều cao chính là một dấu hiệu của địa vị.
Nhưng với chó, bạn có thể thưởng hậu hĩnh mỗi lần chúng nằm trong cũi của mình. Nếu tiếp tục đòi trèo lên giường, bạn có thể thử nghiêm giọng và vẩy nước lên mặt chúng.
Còn nếu không sẵn sàng tách chúng ra cũi riêng, bạn nên lưu ý một số điều sau để giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như bảo vệ nệm tốt hơn như:
Tất nhiên, việc có tiếp tục cho thú cưng ngủ chung hay không là một lựa chọn cá nhân. Chúng tôi chỉ muốn nhắc bạn về những rủi ro tiềm ẩn và cách hạn chế để có một giấc ngủ ngon nhất. Đừng quên bảo vệ chăn ga gối nệm của bạn bằng những phụ kiện nệm chất lượng.
Bạn có thể tham khảo các món ga chống thấm hoặc tấm bảo vệ tại hệ thống entershopping - trực thuộc Đệm Xanh của chúng tôi. Tất cả sản phẩm đều được cam kết về chất lượng và độ chính hãng.
Mọi phản hồi, thắc mắc cần hỗ trợ hay đặt hàng, xin quý khách vui lòng liên hệ theo hotline: 0962 701 701 - 0981 212 212 - 1800 6250 (Miễn phí).
Thu Trang
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.