Có nhiều vấn đề tiềm ẩn khi đeo đồng hồ thông minh khi ngủ, bất kể thương hiệu hoặc kiểu thiết bị đeo. Cùng khám phá một số mối quan tâm sau.
Bạn có thể thắc mắc về nhiều vấn đề như sự an toàn, tính riêng tư, độ chính xác của dữ liệu sức khỏe, khả năng sạc lại... Và liệu đồng hồ có bị vỡ hoặc trầy xước nếu bạn đeo không.
Tin tốt là đồng hồ thông minh thường an toàn khi ngủ. Mức bức xạ khá thấp và không ion hóa. Tuy nhiên, một số loại có vẻ khá nóng. Mẫu có kính cường lực thường không bị vỡ do đeo khi ngủ. Đông hồ làm từ mặt tinh thể sapphire hoạt động hơn so với vỏ nhôm.
Các vấn đề lớn xung quanh đồng hồ thông minh hoặc bất kỳ mẫu nào liên quan đến độ chính xác, quyền riêng tư của dữ liệu và việc tự giám sát liên tục có hữu ích cho sức khỏe không.
Nói một cách đơn giản, bất kỳ rủi ro bức xạ nào từ đồng hồ thông minh đều rất thấp và không ion hóa. Bức xạ phát ra từng đợt ngắn qua tần số vô tuyến công suất thấp RF, bạn tháo đồng hồ ra để sạch định kỳ và bức xạ là loại ít gây hại nhất, không lo ion hóa.
Chỉ có bức xạ ion hóa được chứng minh có hại cho sức khỏe con người. Các thiết bị thông minh chỉ khiến người dùng tiếp xúc với mức bức xạ RF nhỏ theo thời gian. Vì vậy về mặt này, đồng hồ thông minh hiện đang an toàn để đeo khi ngủ.
Do đồng hồ thông minh hiện không đo sóng não, các chuyên gia y tế phải cảnh báo rằng dữ liệu của người tiêu dùng thiếu hiệu quả. Đó là khả năng tạo ra kết quả mong muốn hoặc dự định.
Như một nghiên cứu đã đặt tiêu đề một cách ngắn gọn, cổ tay không phải bộ não. Do đó, các công nghệ tiêu dùng dựa trên cổ tay có hiệu quả hạn chế, nhất là đối với từng bệnh nhân chứ không phải tổng thể.
Đặc biệt, đồng hồ thông minh thông của người tiêu dùng đánh giá quá cao cả về thời gian và hiệu quả giấc ngủ. Chúng rất kém trong việc xác định giấc ngủ REM.
Ngoài ra, điều quan trọng cần nhớ là các thiết bị tiêu dùng như Apple Watch, Jawbone UP3 hoặc Fitbit cung cấp dữ liệu kém chính xác hơn so với các thiết bị hoạt động lâm sàng hay đa hình học. Dữ liệu dao động theo giới tính, rối loạn giấc ngủ và các yếu tố khác.
Các thiết bị mang tới kết quả dương tính hoặc không được kiểm chứng lâm sàng về độ chính xác (về cơ bản các xung điện hỗn loạn trong/ xung quanh tâm nhĩ tim) có thể dẫn đến việc điều trị không cần thiết hoặc có hại.
Một nghiên cứu kết luận rằng, với những điểm không chính xác riêng lẻ lớn này, dữ liệu từ các thiết bị chỉ được áp dụng một cách thận trọng trong thực hành lâm sàng.
Thay vào đó, nếu bạn có đồng hồ theo dõi giấc ngủ, hãy sử dụng dữ liệu để đối thoại với bác sĩ.
Các chuyên gia nói rằng đừng tập trung vào thiết bị, cho dù bạn nghĩ dữ liệu cung cấp điều tích cực hay tiêu cực.
Các thiết bị đeo có thể kích hoạt cuộc tìm kiếm sự hoàn hảo không lành mạnh hoặc mức độ lo lắng ở một số người cao hơn.
Một số cơ quan y tế cũng đang bắt đầu khám phá hiện tượng gọi là chứng mất ngủ hoặc mối bận tâm về giấc ngủ hoàn hảo. Nó thường đo thông qua thiết bị đeo hoặc điện thoại thông minh để đầu giường.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên và nghiên cứu đặt ra thuật ngữ orthosomnia (giấc ngủ điều chỉnh), cho rằng những bệnh nhân phụ thuộc vào dữ liệu của thiết bị đeo mà không có xác nhận lâm sàng. Điều này có thể đại diện cho “1 nhiệm vụ cầu toàn cho giấc ngủ lý tưởng để tối ưu hóa chức năng ban ngày.”
Họ sử dụng phương pháp giấc ngủ điều chỉnh (ortho có nghĩa thẳng/ đúng, và somnia chỉ giấc ngủ), do bệnh nhân bận tâm hoặc lo lắng về việc cải thiện, hoàn thiện dữ liệu giấc ngủ có thể đeo được.
Tuy nhiên, chứng mất ngủ là xu hướng chứ không phải một chẩn đoán. Chỉ có bác sĩ mới chẩn đoán các tình trạng y tế, giới thiệu hoặc cung cấp trợ giúp khác.
Có một số bằng chứng cho thấy đồng hồ thông minh có thể làm tăng chứng mất ngủ mà nhiều người hy vọng theo dõi thông qua việc sử dụng chúng.
Một số chuyên gia về giấc ngủ cảnh báo rằng những ứng dụng và thiết bị này cung cấp dữ liệu không chính xác. Thậm chí, nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mất ngủ.
Việc sử dụng điện thoại hoặc đồng hồ thông minh trên giường để xem truyền hình, thậm chí kiểm tra dữ liệu giấc ngủ hay thể dục dẫn đến mất ngủ.
Về cơ bản, hãy tiếp tục đến gặp bác sĩ và sử dụng họ làm bàn đạp cho bất kỳ mối quan tâm nào liên quan đến giấc ngủ hoặc sức khỏe bạn có thể có. Các tiện ích có thể tăng về số lượng cùng độ tinh vi, nhưng phản hồi từ con người luôn là điểm dữ liệu hữu ích khác.
Một nhà tâm lý học cho rằng miễn là mọi người không bận tâm về dữ liệu giấc ngủ, vượt qua tình trạng cảnh giác và cố gắng đánh bại con số, thì thiết bị đeo được xem là an toàn cũng như hữu ích.
Thêm vào đó, những thiết bị đeo đang phát triển các chức năng ngày càng phức tạp. Tiến sẽ Daniel Jin Blum, Giảng viên lâm sàng hỗ trợ về Khoa học Tâm thần và Hành vi tại Đại học Stanford lưu ý “Theo thời gian, nhiều thiết bị có thể theo dõi giấc ngủ ở mức độ chính xác hơn. Mỗi lần lặp lại công nghệ đang ngày càng tốt hơn trong việc dự đoán mức độ thức giấc...”
Thêm vào đó, Mayo Clinic cung cấp một số điều nên và không nên của đồng hồ thông minh gồm:
Tiến sĩ Alan Schewwartz, giám đốc Trung tâm Rối loạn giấc ngủ tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins Bayview khuyên rằng các thiết bị đeo không đo trực tiếp giấc ngủ.
Tuy nhiên, chúng có thể hữu ích trong việc giúp bạn nhận biết các thói quen ngủ.
Nếu bạn vẫn khỏe mạnh và chỉ muốn cỡ những thông tin chi tiết về thói quen ngủ, hãy tiếp tục ngủ khi đeo đồng hồ thông minh. Tiến sĩ Schwartz kết luận, bạn chỉ cần hiểu những con số này chỉ như một hạt muối.
Vào thời điểm mà 21% người Mỹ nói rằng họ chơi đồng hồ thông minh hoặc các thiết bị đeo thu thập dữ liệu sức khỏe khác, nhiều người lo ngại về các vấn đề riêng tư.
AI có quyền truy cập vào dữ liệu, chúng có tuân theo mô hình ẩn danh k thông qua làm mờ hoặc tổng hợp (tức là được gộp chung để không ai nhận dạng được) hay đang bán cho bên thứ 3.
Thậm chí, những lo lắng rằng dữ liệu ẩn danh có khả năng được xác định lại thông qua máy học. Trong một vài trường hợp, chúng tôi biết rằng dữ liệu có thể được chia sẻ với bên thứ 3.
Cả chuyên gia y tế và người ủng hộ quyền riêng tư điều cảnh giác, cũng như một số người dùng thiết bị đeo về cách dữ liệu sử dụng.
Chẳng hạn, dữ liệu hiện tại hoặc sau này có thể sử dụng để phạt các chủ hợp đồng bảo hiểm với mức phí bảo hiểm cao hơn hoặc từ chối bảo hiểm. Và dữ liệu có làm trầm trọng thêm sự chênh lệch về chăm sóc sức khỏe, trong đó người thu thập khiêm tốn đến thấp đôi khi không đủ khả năng mua thiết bị đeo hay không?
Các mẫu hiện đại chỉ đang cố gắng giúp bạn thiết lập thói quen ngủ ngon và tăng cường sự tích cực. Thực tế bạn không thực sự huấn luyện bản thân để có nhiều hay ít hơn giai đoạn REM.
Nếu bạn có hoặc đang đeo đồng hồ thông minh khi ngủ, hãy yên tâm khi biết nguy cơ nhiễm xạ hay vỡ rất thấp.
Tuy nhiên, một số nhà theo dõi công nghệ suy đoán rằng khi thời lượng pin được cải thiện trên đồng hồ thông minh, chúng sẽ biến thành thiết bị được khuyến khích đeo 24 giờ mỗi ngày.
Cho dù bạn muốn đeo thiết bị đo hoạt động hay giấc ngủ 24-7-365, điều đó trở thành có thể hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.
Bạn chỉ cần đeo đồng hồ thông minh và tự hỏi vài điều:
Dữ liệu đồng hồ thông minh có được tổng hợp hoặc bảo vệ không. Nếu có thì làm thế nào?
Dữ liệu đồng hồ thông minh có được bán cho bên thứ 3 không. Nếu có chúng là cho ai và được sử dụng như thế nào?
Tôi có đang tập trung quá mức vào đồng hồ thông minh hoặc thiết bị đeo khi không có lời khuyên y tế không? Tôi có cần một chế độ tập thể dục, thuốc, thực phẩm bổ sung hoặc chế độ y tế khác dựa trên dữ liệu đồng hồ thông minh mà không có lời khuyên y thế.
Tôi có được hỗ trợ kỹ thuật tốt trong trường hợp đồng hồ bị vỡ, xước, không tải đúng cách hoặc bất kỳ vấn đề khác không?
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng nhất. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng entershopping.vn gần nhất.
By Ngọc Nguyễn
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.