Giấc ngủ cần thiết cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, nhiều suy nghĩ sai lầm về giấc ngủ vẫn tồn tại và đây là top các lầm tưởng huyền thoại nhất.
Chúng ta dành tới ⅓ thời gian để tận hưởng giấc ngủ trong chăn ga gối đệm mỗi ngày. Chính vì thế, khoa học về giấc ngủ cũng đã phát triển đáng kể trong 20 năm qua, cung cấp cái nhìn ngày càng sâu sắc về giấc ngủ. Chúng ta đã giải đáp được nhiều điều thú vị như tại sao giấc ngủ lại quan trọng, chúng hoạt động ra sao hoặc những gì có thể làm giấc ngủ bị gián đoạn.
Tuy nhiên, thực tế, bất chấp sự tiến bộ của khoa học, bạn vẫn có thể gặp rất nhiều những suy nghĩ sai lệch về giấc ngủ. Chúng được lan truyền rộng rãi trên các trang thông tin xã hội hoặc truyền miệng. Tai hại là các hiểu lầm, hiểu sai này được lặp lại thường xuyên tới mức trở thành huyền thoại. Và đương nhiên, nó có sức ảnh hưởng và phổ biến qua nhiều quốc gia và nhiều thế hệ.
Nếu là người tôn trọng sự thật và thực sự mong muốn có được một giấc ngủ ngon, chắc chắn bạn sẽ không bỏ qua việc định nghĩa lại các huyền thoại của chúng tôi ở dưới đây.
Lầm tưởng 1 - Giấc ngủ đến và não bộ ngừng hoạt động
Giấc ngủ cho phép các bộ phận được nghỉ ngơi. Điều này khiến nhiều người suy luận rằng, não bộ cũng tạm thời bỏ công việc của nó. Chắc chắn rồi, đây là một nhận thức thiếu sót!
Các chức năng quan trọng chẳng hạn như thở vẫn được não bộ duy trì. Điều đó có nghĩa rằng chúng không thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Thậm chí, trong giai đoạn chuyển động mắt nhanh, tức giấc ngủ REM và khi các giấc mơ xuất hiện, hoạt động của sóng não cũng giống như lúc tỉnh. Đây là kết quả của nhiều báo cáo khoa học.
Điều thú vị hơn nữa là dù não có mức độ hoạt động cao nhưng rất khó để đánh thức một người đang trong giấc ngủ REM. Do vậy, đôi khi, giấc ngủ này còn được gọi là giấc ngủ nghịch lý.
Trên thực tế, trong khi ngủ, chất trắng và chất xám của chúng ta có khá nhiều việc phải làm. Khi chúng ta đã ngừng hoạt động và cuộn tròn trong những bộ chăn ga gối, não sẽ đi đến 3 giai đoạn của giấc ngủ không REM và 1 giai đoạn của giấc ngủ REM. Trong mỗi giai đoạn, các nhà khoa học đã đo được mô hình sóng não và sự hoạt động khác nhau của tế bào thần kinh.
Trong khi một số vùng nào trở nên yên tĩnh trong giấc ngủ không REM thì những vùng khác lại có xu hướng hoạt động mạnh mẽ. Ví dụ như hạch hạch nhân - nơi xử lý cảm xúc của não bộ.
Ngoài ra, đồi thị (vùng dưới đồi) cũng là một trường hợp thú vị. Phần não này là trạm chuyển tiếp các giác quan. Trong giấc ngủ không REM, đồi thị tương đối yên tĩnh. Tuy nhiên, đến giấc ngủ REM, vùng này hoạt động khá mạnh mẽ và liên tục gửi cho vỏ não những hình ảnh, âm thanh trong giấc mơ của chúng ta.
Chu kỳ 4 giai đoạn này của giấc ngủ được lặp lại tới 5-6 lần trong suốt một đêm.
Lầm tưởng 2 - Nhớ giấc mơ nghĩa là bạn ngủ ngon
Giấc ngủ thường đi kèm cùng giấc mơ, như một quà tặng thú vị theo quan điểm của nhiều người. Hầu hết mọi người đều mơ mỗi đêm nhưng thường không nhớ hoặc nhớ chính xác, đầy đủ chúng. Những giấc mơ chủ yếu xảy ra trong giấc ngủ REM và gần như bị quên ngay lập tức.
Chỉ khi ai đó thức dậy trong hoặc ngay sau giấc ngủ REM thì ký ức về giấc mơ vẫn chưa phai mờ.
Một số bằng chứng cho thấy tế bào thần kinh hoạt động trong giấc ngủ REM có xu hướng ngăn chặn ký ức giấc mơ. Các tế bào này sản xuất hormone tập trung melanin (MCH), giúp điều chỉnh giấc ngủ. MCH cũng ức chế hippocampus, một vùng não quan trọng để lưu trữ bộ nhớ.
Đối với chất lượng giấc ngủ, giấc mơ không được coi là một dấu hiệu ngủ ngon. Một nghiên cứu tiếp cận vấn đề này đã khảo sát những cá nhân có xu hướng nhớ giấc mơ của họ nhiều đêm. Kết quả là những người này thường xuyên thức giấc vào ban đêm hơn những người hiếm khi nhớ về giấc mơ của họ. Điều này cho thấy, người kể lại được giấc mơ có thể ngủ ít hơn.
Lầm tưởng 3 - Không bao giờ được đánh thức người mộng du
Giấc ngủ làm xuất hiện nhiều hiện tượng thú vị với cơ thể. Một trong số đó là mộng du. Khuyến cáo phổ biến là nếu đánh thức một người mộng du, họ có thể bị đau tim, thậm chí tử vong. Sự thật không phải thế!
Tuy nhiên, một số người mộng du có thể thực hiện hành động hung hăng. Vì vậy, mọi người cần cẩn trọng nếu muốn đánh thức họ. Tốt nhất là không hét lên hoặc làm người đó giật mình.
Đôi khi, những người mộng du có thể tự gây thương tích ngay cả khi đang nhắm mắt và di chuyển trong nhà. Vì lý do này, cách hành động tốt nhất là cố gắng dỗ và dụ họ trở về giường an toàn.
Theo các chuyên gia, khi một người mộng du ngủ trở lại và cơn mộng du kết thúc, bạn nên nhẹ nhàng đánh thức họ. Điều này có thể ngăn một đợt mộng du khác xảy ra trong cùng một chu kỳ ngủ sâu.
Lầm tưởng 4 - Bật lại báo thức là một cách tiết kiệm thời gian ngủ
Cuộc chiến giữa bạn với cái báo thức hàng sáng thường rơi vào tình trạng không khoan nhượng. Có rất nhiều người đặt tới 5, thậm chí 10 báo thức chỉ để có thể ngủ sau tiếng chuông báo thêm một vài phút nữa.
Các bác sĩ khuyên bạn nên chống lại sự cám dỗ này. Trên thực tế, sau tiếng chuông báo, có thể bạn sẽ đi trở lại vào giấc ngủ, một giấc ngủ nhẹ mang chất lượng thấp.
Khi gần kết thúc giấc ngủ, cơ thể của bạn có thể đã đi đến phần chót của chu kỳ REM cuối cùng. Việc nhấn lại báo thức vào thời điểm này là một thông báo cho phép não bộ quay trở lại với một chu kỳ mới. Chính bởi thế, khi báo thức lại reo và lần này bạn phải dậy trong giữa chu kỳ. Đây chính là lý do tại sao bạn thường xuyên cảm thấy loạng choạng và khó tỉnh táo.
Nếu gặp khó khăn với việc từ bỏ thói quen báo lại, hãy đặt nó ở xa nơi bạn có thể với tay.
Lầm tưởng 5 - Ngủ vào lúc nào không quan trọng
Mặc dù giấc ngủ đến vào ban ngày cũng sẽ tốt hơn là không ngủ chút nào, nhưng nó chắc chắn không phải là khuyến nghị của bác sĩ. Việc ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều khả năng phục hồi hơn.
Thực tế đã chứng minh, những người làm ca đêm thường ngủ ít hơn và chất lượng giấc ngủ thấp hơn những cá nhân làm việc ban ngày. Họ cũng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, tiểu đường, vung thư và tử vong cao hơn người bình thường.
Lầm tưởng 6 - Ngáy ngủ không có hại
Bản thân hành vi ngáy ngủ thường vô hại. Tuy nhiên, với một số người, nó báo hiệu một chứng rối loạn nhẹ đe dọa tính mạng được gọi là ngưng thở khi ngủ.
Chứng ngưng thở khi ngủ thường gây ra những ngoãng ngừng thở kéo dài từ vài giây tới vài phút. Quá trình này lặp lại trong giấc ngủ với tần suất hàng chục lần mỗi giờ.
Trên thực tế, những lần tạm dừng này làm gián đoạn giấc ngủ và khiến bạn ở trong tình trạng chỉ ngủ nhẹ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn thấy vô cùng mệt mỏi vào ban ngày.
Việc tạm dừng thở trong khi ngủ cũng làm giảm lượng oxy trong máu của bạn và có thể gây tổn thương cho tim, mạch máu. Nguy cơ mắc bệnh tim bởi vậy mà cao hơn. Ngoài ra, ngưng thở khi ngủ cũng làm tăng cao khả năng phải đối mặt với huyết áp, đột quỵ và tiểu đường.
Lầm tưởng 7 - Chúng ta có thể “bắt kịp” giấc ngủ
Sự thật là bạn không thể lấy lại hoặc bắt kịp những giấc ngủ đã mất bằng cách ngủ nhiều hơn vào một thời điểm khác. Thiếu ngủ có nghĩa là bạn đang tích lũy một khoản nợ ngủ không thể trả khi nó càng lớn.
Ngoài ra, thiếu ngủ trong thời gian dài khiến cho bạn gặp các vấn đề về sức khỏe. Chúng cũng làm giảm tính hiệu quả trong công việc của bạn.
Việc ngủ bù vào ban ngày có thể tạm thời khiến bạn cắt đứt được các cơn buồn ngủ và cảm thấy như mình đã đủ giấc. Tuy nhiên, phương pháp này không thể đảo ngược tác động của việc không ngủ đủ giấc mỗi đêm.
Lầm tưởng 8 - Càng lớn tuổi, bạn càng cần ít giờ ngủ hơn
Người cao tuổi có thể thức dậy thường xuyên hơn trong đêm. Nói một cách khác, họ sẽ ngủ ít hơn vào ban đêm. Ngoài ra, các bệnh cao tuổi với thuốc điều trị cũng là một tác nhân cản trở sự ngon giấc.
Giấc ngủ đủ được khuyên rằng cần có tới 7 - 9 giờ. Mặc dù mô hình giấc ngủ có thể thay đổi khi chúng ta già đi nhưng lượng giấc ngủ mà cơ thể cần vẫn sẽ như thế.
Lầm tưởng 9 - Luôn phải ở lại trên giường khi khó vào giấc
Giấc ngủ không phải lúc nào cũng dễ dàng đến. Trong tình huống khó vào giấc hơn 20 phút, các chuyên gia khuyên bạn nên ra khỏi giường.
Thay vì trằn trọc với đủ tư thế, tốt hơn hết bạn nên đứng dậy và làm điều gì đó thư giãn trong khung cảnh yên tĩnh và thiếu ánh sáng. Tuyệt đối không sử dụng điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác. Sau đó, cố gắng quay lại giường.
Cơ sở của phương pháp này chính là việc bạn có thể bực bội trên giường chỉ vì không vào được giấc và từ đó khiến giấc ngủ lại càng khó đến hơn. Quá trình vật vã trên giường cũng có xu hướng bó buộc bạn trong suy nghĩ “Phải ngủ”, “Phải ngủ, muộn rồi”... Khi có quá nhiều lo lắng và căng thẳng như vậy, trớ trêu thay, giấc ngủ lại như cứ cố tình lẩn tránh bạn.
Lầm tưởng 10 - Ngủ trưa khiến bạn thiếu ngủ vào ban đêm
Mặc dù một giấc ngủ ngắn có thể cung cấp năng lượng nhưng sự thật là nó không thể thay thế cho giấc ngủ chất lượng vào ban đêm. Đặc biệt là vì nó không xảy ra việc di chuyển qua các giai đoạn như giấc ngủ ban đêm.
Nhiều người ngủ không đủ giấc cố gắng sử dụng các giấc ngủ ngắn để bắt kịp thời lượng ngủ. Tuy nhiên, điều này thường khiến lịch trình của họ trở nên hỗn loạn hơn. Đơn giản là chúng có thể khiến bạn bắt đầu giờ ngủ lệch với nhịp sinh học thông thường.
Mặc dù ngủ trưa không hẳn là xấu, nhưng dựa vào các giấc ngủ ngắn để cố gắng đối phó với tình trạng thiếu ngủ thường xuyên không phải là một cách tiếp cận hiệu quả. Khi cần ngủ trưa, tốt nhất là bạn chỉ nên ngủ dưới 30 phút và vào đầu giờ chiều.
Lầm tưởng 11 - Có thể ngủ ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào là điều tốt
Việc có thể đi vào giấc ngủ bất cứ lúc nào và trong bất cứ hoàn cảnh nào thực chất là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có vấn đề về giấc ngủ, chứ không phải điều chứng minh bạn là một người ngủ tốt, ngủ giỏi.
Huyền thoại này rất nguy hiểm vì nó dẫn đến tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Ngủ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào cũng có thể gây rối loạn sinh học và chứng ngủ rũ.
Là một người thích ngủ, mục tiêu của bạn không nên là khả năng đi vào giấc ngủ bất cứ trong tình huống nào. Thay vào đó, bạn nên cố gắng đạt được một giấc ngủ chất lượng cao và có một lịch trình sinh học ổn định, lành mạnh.
Làm tưởng 12 - Ngủ nhiều hơn luôn tốt hơn
Trong khi khi hầu hết các mối quan tâm hiện nay đều tập trung vào thời lượng ngủ như ngủ quá ít thì cũng có những vấn đề có thể phát sinh do ngủ quá nhiều.
Những người trong những hoàn cảnh cụ thể như phục hồi sau bệnh có thể cần ngủ thêm. Nếu không, ngủ quá nhiều có thể là một triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng tỉ lệ tử vong thường cao hơn ở những người ngủ quá nhiều.
Lầm tưởng 13 - Giấc mơ chỉ xảy ra trong giấc ngủ REM
Hầu hết giấc mơ thường xảy ra trong giấc ngủ REM. Tuy nhiên, chúng có thể đến trong bất cứ giai đoạn nào của giấc ngủ.
Các giấc mơ trong giấc ngủ REM và giấc ngủ không REM thường có nội dung khác nhau. Trong đó, giấc mơ sống động hơn hoặc kỳ lạ hơn thường diễn ra trong giai đoạn REM.
Lầm tưởng 14 - Người ngủ ngon không di chuyển vào ban đêm
Những cử động nhỏ của cơ thể xảy ra trong khi ngủ là điều hết sức bình thường. Những chuyển động nói chung chỉ đáng lo ngại nếu chúng thuộc một trong những điều sau:
Lầm tưởng 1 - Rượu giúp thiết lập và đảm bảo một giấc ngủ ngon
Trên thực tế, rượu có xu hướng làm giấc ngủ đến nhanh hơn. Một người nào đó đã uống rượu cũng có thể khó tỉnh táo hơn. Bởi vì điều này mà mọi người thường cho rằng nó có tác động tích cực đến giấc ngủ nói chung.
Tuy nhiên, sự thật là chất lượng giấc ngủ dưới tác động của rượu kém hơn so với giấc ngủ không có rượu.
Để tỉnh táo và cảm thấy sảng khoái, não của chúng ta phải quay vòng qua một loạt các giai đoạn và chu kỳ được được sắp xếp hợp lý. Trong khi đó, rượu đánh bật chuỗi lặp đi lặp lại này.
Nói chung, rượu có thể giải quyết vấn đề khó vào giấc nhưng nó không phải là giải pháp tuyệt vời nếu bạn muốn có được một giấc ngủ chất lượng cao.
Lầm tưởng 2 - Ngủ khi bật đèn là vô hại
Ngay cả khi bạn đang trên giường và nhắm mắt lại, ánh sáng yếu vẫn có thể tác động đến và làm tăng nguy cơ thức giấc. Chúng ảnh hưởng tiêu cực đến nhịp sinh học.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng ngủ với quá nhiều ánh sáng trong phòng sẽ làm bạn thêm mỏi mệt và liên quan đáng kể đến việc tăng cân.
Vì thế, để thúc đẩy giấc ngủ chất lượng cao và nhịp sinh hoạt ổn định hơn, tốt nhất bạn nên ngủ trong phòng càng gần bóng tối càng tốt.
Lầm tưởng 3 - Xem tivi, điện thoại trên giường giúp bạn thư giãn
Chúng ta thường có thói quen kiểm tra máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh trước khi cắm sạc hoặc tắt nó trong đêm. Nhiều cá nhân coi đây như một cách thư giãn trước giờ ngủ nhưng thật không may, điều này đang sắp đặt cho chúng ta một đêm tồi tệ.
Những thiết bị màn hình điện tử thường phát ra ánh sáng xanh và là thứ khiến não bộ trở nên sống động, tỉnh táo. Ánh sáng xanh ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm giải phóng melatonin - hormone gây buồn ngủ.
Xem tivi hoặc sử dụng thiết bị điện tử trong vòng một hai giờ trước khi đi ngủ có nghĩa là bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để vào giấc. Bạn cũng sẽ có ít trạng thái mơ hoặc giấc ngủ REM hơn ngay cả khi ngủ đủ 8 giờ trở lên. Kéo theo đó là tình trạng thức giấc với một cái đầu lơ mơ, chệnh choạng.
Lầm tưởng 4 - Chăn ga gối đệm không ảnh hưởng đến giấc ngủ
Rất nhiều ý kiến cho rằng yếu tố quyết định chất lượng giấc ngủ là trạng thái cảm xúc, ánh sáng và nhiệt độ phòng. Điều này đúng nhưng chưa đủ.
Trên thực tế, chăn ga gối đệm ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến giấc ngủ của chúng ta.
Một bộ chăn ga gối lụa êm ái thì bao giờ cũng tạo cảm giác thư giãn hơn một dòng chất liệu tổng hợp. Ngoài ra, nếu bạn là người phải đối mặt với tình trạng bốc hỏa hoặc đổ môi khi ngủ, việc chọn chăn ga gối phù hợp sẽ cho phép giấc ngủ ngon và dài hơn. Đơn giản là bạn sẽ không phải tỉnh giấc trong đêm với tình trạng ướt sũng hoặc nhớp nháp khó chịu.
Với đệm, đệm quyết định tư thế lý tưởng của bạn để ngăn ngừa hiện tượng đau nhức lưng khi thức dậy. Một chiếc đệm cao su hoặc đệm foam êm ái sẽ có xu hướng phân tán áp lực đồng đều, nhanh chóng thả lỏng các bộ phận và giúp cho bạn buồn ngủ hơn.
Bên cạnh đó, một số dòng sản phẩm nệm ngủ cao cấp như nệm cao su Dunlopillo còn tích hợp công nghệ chăm sóc giấc ngủ. Nano Bionic là một kỹ thuật chúng tôi đang muốn nhắc đến. Chúng phủ trên bề mặt đệm và hấp thụ nhiệt cơ thể, chuyển hóa thành tia hồng ngoại. Khi các tia này phản xạ với cơ thể, chúng có thể thúc đẩy lưu thông máu, thư giãn hệ thần kinh và mang đến cho bạn những giấc ngủ ngon lành hơn.
[Products:2852,153,2773,2873,2053]
Dù đã tập trung nghiên cứu từ rất sớm nhưng giấc ngủ vẫn chứa nhiều điều bí ẩn. Tuy nhiên, chỉ thông qua khoa học và nghiên cứu, các vấn đề mới được khai mở chính xác.
Cuối cùng, nếu đang tìm kiếm các sản phẩm chăn ga gối đệm hoặc phụ kiện đệm với mục đích cải thiện chất lượng giấc ngủ, đừng quên ghé đến hệ thống cửa hàng của entershopping.vn - Đệm Xanh.
Mọi phản hồi, thắc mắc cần hỗ trợ hay đặt hàng, xin quý khách vui lòng liên hệ theo hotline: 0962 701 701 - 0981 212 212 - 1800 6250 (Miễn phí).
Thu Trang
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.