Tại sao giấc mơ lại quan trọng?

23-06-2022, 10:32 am 68

Mọi người đều mơ, trong khi số ít giấc mơ chung chủ đề thì đa số là riêng lẻ, đan xen những ký ức, trí tưởng tượng và cảm xúc. Bạn có thể sử dụng giấc mơ để hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống.

Bạn chui vào hàng ghế sau trong đám cưới người yêu cũ với hy vọng không ai quan sát, nhưng chợt nhận ra mình đang khỏa thân. Bạn đang thuyết trình khi làm việc, đột nhiên răng rụng hết. Hoặc bạn đang ngồi làm bài kiểm cuối kỳ trong lớp học chưa từng tham gia.

Khi thức dậy và nhận ra mình đang mơ, hình ảnh sẽ mờ đi nhanh chóng. Tuy nhiên những cảm giác chúng gợi lên sẽ ảnh hưởng đến cả buổi sáng của bạn.

Mọi người đều mơ, và trong khi nhiều giấc mơ có chung chủ đề thì câu chuyện hàng đêm là số ít riêng lẻ, đan xen những mảnh ký ức, trí tưởng tượng và cảm xúc. Mặc dù các chuyên gia có lý do thuyết phục nhưng nguyên nhân cùng ý nghĩa của giấc mơ vẫn chưa được chỉ ra rõ ràng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn nên loại bỏ giấc mơ như những bộ phim về nhà tâm thần kỳ quặc.

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng giấc mơ để khai thác những hiểu biết sâu sắc và ý nghĩa trong cuộc sống.

Các chủ đề thường gặp trong giấc mơ


 

Sanam Hafeez, PsyD, nhà tâm lý học thần kinh có trụ sở tại Thành phố New York và là giám đốc Trung tâm đánh giá và điều trị Toàn diện cho biết: “ Mặc dù chúng ta là những người mơ mộng độc nhất vô nhị nhưng một số loại giấc mơ nhất quán giữa các nền văn hóa và lịch sử. Điều này có ý nghĩa khi con người chia sẻ những cảm xúc tương tự.”

Và dưới đây là những kinh nghiệm được chia sẻ. Theo nghiên cứu năm 2015 về sinh viên Trung Quốc và Đức, chủ đề phổ biến nhất xoay quanh trường học, giác viên và học tập. Tất nhiên, những người tham gia nghiên cứu đều thuộc giới học thuật. Do đó, trải nghiệm hàng ngày của họ cũng liên quan đến chủ đề này.

Các sự kiện hiện tại và những thách thức liên tục về cảm xúc như lo lắng cũng đóng góp một phần cho giấc mơ của bạn. Nghiên cứu năm 2021 liên quan đến những người Ý buộc phải cách ly trong đại dịch cho biết tần suất mơ và ác mộng tăng lên, đặc biệt là nỗi sợ lây lan.

Nhìn chung, nhiều giấc mơ tập trung vào cảm giác bị tổn thương, lo lắng, đau buồn, mất mát và sợ hãi – tất cả những cảm xúc mãnh liệt mà mọi người phải vật lộn. Có cả niềm vui, chẳng hạn như phấn khích, ham muốn hoặc tự do.

W.Christopher Winter, MD, chủ tịch của Charlottesville Neurology and Sleep Medicine ở Virginia, đồng thời là tác giả của “The Sleep Solution” và “The Rested Child” cho biết y học chưa xác nhận vai trò và sự thực về các giải thích giấc mơ. Điều đó nói rằng, có một số cách giải thích được chấp nhận rộng rãi bao gồm:

Bị đuổi bắt

Bạn có thể đang né tránh một vấn đề hoặc một người nào đó mà bản thân cảm thấy nguy hại, kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy.

Rơi

Nếu sợ hãi trong giấc mơ, điều đó có nghĩa bạn cảm thấy mất kiểm soát về một tình huống nào đó.

Đang đi học

Bạn gặp phải những điều chưa được giải quyết về việc không đạt được kỳ vọng hoặc cảm thấy chưa chuẩn bị cho điều gì đó quan trọng.

Bay hoặc lơ lửng

Bạn có thể cảm thấy tự do hoặc hy vọng, đặc biệt nếu có thể kiểm soát đường bay của mình trong giấc mơ. Theo một cách tích cực bay là tự do khỏi các chướng ngại vật.

Muộn chuyến

Những giấc mơ về tàu hỏa, máy bay hoặc xe buýt cho thấy cơ hội bị bỏ lỡ. Chúng cũng liên quan đến nỗi sợ hãi về việc không đáp ứng được kỳ vọng hoặc cảm thấy bất an.

Bị căng thẳng trong công việc

Những giấc mơ này thường phản ánh lo lắng về tình huống nghề nghiệp theo đúng nghĩa đen. Có thể bạn lo lắng về việc làm hỏng một bài thuyết trình lớn hoặc bỏ lỡ thời hạn.

Răng rụng

Ở cấp độ cơ bản, gãy xương hoặc một số vấn đề sức khỏe thể chất khác thường phản ánh sự mất mát cá nhân sâu sắc nào đó. Tuy nhiên, nó cũng đề cập đến mối lo ngại về những thay đổi sắp tới.

Nhìn thấy người đã chết

Giấc mơ này được giải đoán dựa vào cảm nhận của bạn về ai đó. Nếu bạn yêu quý người đó, điều này đơn giản phản ánh sự thương tiếc. Nếu người đó làm bạn tổn thương hoặc sợ hãi, điều đó có nghĩa bạn vẫn mang những cảm xúc đó.

Bị đóng băng do sợ hãi

Điều này có nghĩa bạn cảm thấy cảm xúc của mình bị đứt, nhưng nó cũng có thể là phản ứng của chứng tê liệt khi ngủ, chứng bệnh thường xảy ra trong giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh REM. Nếu REM vẫn đang diễn ra, tâm trí thức dậy, bạn có thể trải qua vài giây tê liệt thực sự trong cơ thể.

Quan hệ tình dục

Việc giải thích giấc mơ này phụ thuộc vào những gì đang xảy ra trong giấc mơ và cảm nhận của bạn. Những giấc mơ này rất phổ biến, có thể là sự kích thích tình dục bình thường hoặc mong muốn gần gũi, kết nối tốt hơn.

Khỏa thân

Điều này có liên quan đến cảm giác bất an, dễ bị tổn thương hoặc bị đánh giá (đặc biệt nếu người xung quanh giấc mơ bạn đều mặc quần áo đầy đủ).

Bị bỏ rơi

Nếu bạn cảm thấy nhẹ nhõm khi được ở một mình trong giấc mơ, hiện tượng bị bỏ rơi có thể hiểu là sự tiến tới độc lập. Nếu bạn cảm thấy bị bỏ rơi hoặc bỏ lại phía sau, điều đó có thể phản ánh cảm giác bị bỏ rơi, không được chú ý trong cuộc sống hàng ngày.

Giấc mơ có ý nghĩa gì?


 

Hafeez cho biết, không có gì đáng ngạc nhiên, việc giải thích giấc mơ là một việc phức tạp. Mặc dù danh sách trên đưa ra một số lời giải thích khả thi nhưng không thể chắc chắn khi nói đến ý nghĩa giấc mơ. Các nhà tâm lý học như Sigmund Freud và Carl Jung đã đưa ra những lý thuyết về giấc mơ vẫn được sử dụng đến ngày nay. Lý thuyết này chủ yếu rằng giấc mơ biểu hiện những mong muốn bị kìm nén và đại diện cho những mong muốn hoặc thách thức trong tiềm năng, nhưng đây chỉ là lý thuyết.

Mặc dù vậy, Hafeez nói rằng những giấc mơ có thể là công cụ giúp bạn hiểu tâm trí theo cách mới. Khi bạn đang tìm tòi, những giấc mơ có thể cung cấp điểm khỏi đầu để xem xét những gì đang xảy ra trong cuộc sống.

Tâm lý học và khoa học thần kinh về giấc mơ


 

Hafeez giải thích: “Những giấc mơ cho phép mọi người nhớ lại những ký ức và xử lý thông tin mới.”

Ngủ và mơ hỗ trợ não bộ tạo kết nối, giải quyết các vấn đề và thay đổi quan điểm. Tất cả đều rất quan trọng trong quá trình sáng tạo. Chúng thậm chí có thể đóng vai trò trong khả biến thần kinh. Đây là khái niệm đề cập đến khả năng não bộ thích ứng về mặt thể chất, một cách hiệu quả tua lại các đường thần kinh để đáp ứng kinh nghiệm.

Hafeez cũng cho hay: “Chúng tôi biết bộ não có thể uốn cong hoặc điều chỉnh khi những thay đổi mới diễn ra. Ví dụ, người mất thị lực sẽ được tăng cường các giác quan khác khi não bộ thích nghi. Khi bạn ngủ, não bộ thức giấc nhiều và hoạt động theo những mô hình độc đáo. Các khu vực hoạt động bao gồm hồi hải mã, hạch hạnh nhân và vỏ não thị giác, tất cả đều chịu trách nhiệm xử lý ký ức, cảm xúc cùng hình ảnh.”

Một lý thuyết phổ biến trong nghiên cứu giấc mơ là cách tổ chức lưu lượng thông tin khổng lồ nhận được trong ngày và kết hợp điều đó với những dự đoán sắp xảy ra.

Erin Wamsley, tiến sĩ, phó giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Furman cho biết: “Có bằng chứng cho thấy các mảnh ký ức được sử dụng theo một cách cụ thể. Đó là dấu hiệu cho biết về một sự kiện trong tương lai.”

Trong một nghiên cứu năm 2021, những người tham gia phòng thí nghiệm về giấc ngủ bị đánh thức 13 lần trong đêm và được yêu cầu nhớ lại nội dung giấc mơ. Hơn một nửa số giấc mơ được báo khoảng 53% gắn liền với ký ức, trong khi 25% liên quan đến các sự kiện cụ thể sắp xảy ra. Khoảng 37% các giấc mơ liên quan đến sự kiện trong tương lai cũng bao gồm ký ức về những trải nghiệm trong quá khứ. Điều này đặc biệt phổ biến khi những người tham gia mơ càng lâu.

Về lý do tại sao nhiều giấc mơ kỳ lạ đến vậy, Tiến sĩ khoa học thần kinh Erik Hoel của Đại học Tufts tin rằng chúng kỳ lạ bởi thiết kế. Trong một giả thuyết, ông cho rằng bộ não của chúng ta tạo ra những tầm nhìn về áo giác, thưa thớt để hỗ trợ học tập và khái quát, tương tự như cách công nghệ trí tuệ nhân tạo được mã hóa để nâng cao khả năng học tập.

Hoel giải thích, khi hệ thống trở nên quá quen thuộc với dữ liệu, nó sẽ thiên về dự đoán các kết quả nhất định. Điều đó làm giảm mức độ nó có thể học được. Để chống lại điều này, các nhà khoa học đã đưa ra mức độ hỗn loạn và ngẫu nhiên. Theo một cách nào đó, bộ não của chúng ta cũng đang làm điều tương tự. Họ đang giới thiệu sự kỳ lạ như cách mở rộng tầm nhìn của chúng tôi.”

Bạn có thể tự mình kiểm tra điều này, anh ấy nói thêm.

Hãy thử thực hiện nhiệm vụ mới ngay hôm nay, điều bạn chưa bao giờ làm. Ví dụ, nếu bạn chưa từng tập yoga, hãy thử thực hiện chuỗi các tư thế yoga đơn giản khoảng 10 lần. Hoặc nếu bạn không thích giải đố chữ, hãy thử một số câu đố ô chữ ngay hôm nay. Hoel nói rằng những kiểu theo đuổi này thường dẫn đến những giấc mơ có hoạt động đó. Mặc dù não bộ thường làm chúng trở nên lạ hơn như một cách khiến chúng được ghi nhớ hiệu quả hơn.

Sinh lý học của giấc mơ


 

Nếu bạn muốn cố gắng khai thác giấc mơ hàng đêm của mình để có được những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, sẽ rất hữu ích nếu hiểu những gì đang diễn ra trong cơ thể khi ngủ.  Điều này do bối cảnh những giấc mơ sẽ giúp bạn hiểu hơn về giấc mơ.

Nằm mơ phần lớn là hiện tượng của giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh hoặc REM. Trong giai đoạn này, mắt của bạn và các cơ xung quanh hoạt động nhưng phần còn lại của cơ thể bị tê liệt. Đây được cho là cơ chế giúp bạn an toàn trước những hoạt động thể chất trong giấc mơ.

Chúng ta thường bắt đầu mơ khoảng 90 phút sau khi chìm vào giấc ngủ, mặc dù khung thời gian này có thể thay đổi dựa trên các yếu tố như uống rượu, trầm cảm hoặc thiếu ngủ trước đó. Khi ở trong giai đoạn REM, bạn sẽ chuyển qua các giai đoạn giấc mơ khoảng 60-90 phút với chu kỳ dần trở nên dài hơn, cường độ cao hơn.

Winter nói: “Một hiện tượng thú vị liên quan đến giấc mơ là bộ não của chúng ta có khả năng kết hợp những gì đang xảy ra trong thực tế với những gì đang mơ.”

Ông còn nói thêm: “Một tiếng bíp báo động có thể biến thành tiếng bíp dự phòng xe tải trong giấc mơ. Những bệnh nhân ngưng thở khi ngủ khó thường cho biết họ mơ thấy mình bị chết đuối hoặc bị rượt đuổi. Bộ não của chúng ta tạo ra câu chuyện xung quanh cảm giác.”

Khai thác giấc mơ


 

Khi bạn thức dậy, những hình ảnh và cốt truyện sống động một thời trôi đi nhanh chóng, đôi khi nhanh đến mức bạn thậm chí không nhớ được mình đã mơ gì. Mặc dù vậy những cảm giác như sợ hãi hay hạnh phúc vẫn đeo bám.

Làm thế nào để bạn hiểu rõ hơn về những giấc mơ của mình? Hafeez đưa ra những gợi ý sau:

Rèn luyện bản thân để ghi nhớ những giấc mơ của bạn

  • Ghi lại giấc mơ của bạn. Nếu bạn đứng dậy để đi vệ sinh, nó có thể là sau chu kỳ REM. Hãy nhân cơ hội này để ghi lại một số ước mơ của bạn (Mẹo nhỏ: Để sổ tay gần đèn ngủ để bạn không bị thức dậy quá nhiều).
  • Hãy chậm rãi vào buổi sáng. Cho phép bản thân mình chìm trong giấc ngủ một chút và cố nhớ lại những gì bạn đã mơ. Theo thời gian, bạn sẽ nhớ lại nhiều hơn.
  • Viết ra ước mơ của bạn. Sau khi để tâm trí lang thang vài phút, hãy viết ra ước mơ của bạn ngay khi có thể. Điều này sẽ huấn luyện não bộ lưu để lưu giữ thông tin giấc mơ lâu hơn và chi tiết hơn.
  • Tìm ra các giấc mơ phổ biến. Xác định những suy nghĩ lặp đi lặp lại trong giấc mơ và cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như “Tôi sẽ không thành công” hoặc “Tôi luôn chạy phía sau – Tôi sẽ không bao giờ đuổi kịp.”

Tìm kiếm các chủ đề chung

“Từ đó, hãy tìm những chủ đề liên quan đến trải nghiệm ngày hôm trước của bạn”. Hafeez gợi ý và nhớ rằng hình ảnh trong mơ có thể là nghĩa đen, nhưng chúng có thể liên quan đến những cảm xúc sâu sắc hơn theo nghĩa bóng.

Cô còn nói thêm: Ví dụ, nếu mơ thấy mình bỏ lỡ một số phương tiện giao thông, bạn có thể tự hỏi mình đã bỏ lỡ cơ hội nào, đặc biệt 2 ngày trước khi thực hiện giấc mơ.

Nếu bạn mơ thấy mình khỏa thân, hãy tự hỏi bản thân xem mình có cảm thấy bị tổn thương ở nơi công cộng hay không, đặc biệt là nơi bạn không ngờ tới. Ví dụ, bạn có thể lo lắng về việc bị sếp gọi trước mặt đồng nghiệp hoặc muốn nói chuyện với bố mẹ chồng về một vấn đề lớn nhưng lo lắng về việc phơi bày bản thân trước sự khinh miệt.

Hafeez cho biết thêm, nhiều nhà trị tâm lý và các chuyên gia sức khỏe tâm thần sử dụng công việc mơ ước để tạo ra những trạng thái cảm xúc sâu sắc hơn. Làm việc với một nhà trị liệu và nói về các chủ đề giấc mơ thịnh hành giúp tự nhận thức, giải quyết các vấn đề, đồng thời khám phá nhiều hơn các vấn đề như lo lắng, kiểm soát cũng như đau buồn.

Hafeez nói rằng, mặc dù làm việc với chuyên gia có thể hữu ích nhưng hãy nhớ bạn là chuyên gia. Thêm vào đó, cô ấy còn gợi ý, khi nói đến tâm lý, đừng ngừng tin tưởng vào sự hướng dẫn bên trong đối với vô thức của bạn. Các biểu tượng có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải tìm ra ý nghĩa giấc mơ đối với bạn.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng nhất. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng entershopping.vn gần nhất.

Theo healthline.com - Dịch Ngọc Nguyễn

Đánh giá0 đánh giá về Tại sao giấc mơ lại quan trọng?

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
33 bí quyết để ngủ xuyên đêm hiệu quả
33 bí quyết để ngủ xuyên đêm hiệu quả
27-07-2022, 2:32 pm     71
Thiếu ngủ là một tình trạng tiến thoái lưỡng nan, đặc biệt khi bạn còn có cả một ngày bận rộn phía trước. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu về những thủ thuật giúp ngủ xuyên đêm hiệu quả.
Có nên đeo đồng hồ thông minh khi ngủ?
Có nên đeo đồng hồ thông minh khi ngủ?
22-07-2022, 3:10 pm     832
Có nhiều vấn đề tiềm ẩn khi đeo đồng hồ thông minh khi ngủ, bất kể thương hiệu hoặc kiểu thiết bị đeo. Cùng khám phá một số mối quan tâm sau.
Làm thế nào để ngủ ngon trong phòng nghỉ tập thể?
Làm thế nào để ngủ ngon trong phòng nghỉ tập thể?
15-07-2022, 10:39 am     79
Ngủ ngon khi đang đi du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc tận hưởng chuyến đi. Hãy xem 10 mẹo hàng đầu dưới đây để ngủ ngon trong phòng nghỉ tập thể.
Tại sao giấc ngủ lại cần thiết?
Tại sao giấc ngủ lại cần thiết?
20-06-2022, 10:52 am     68
Giấc ngủ là điều cần thiết để có được sức khỏe tốt nhất. Trên thực tế, chúng ta cần ngủ để tồn tại, giống như cần thức ăn và nước uống.
18 nguyên nhân phá hoại lịch trình giấc ngủ của bạn
18 nguyên nhân phá hoại lịch trình giấc ngủ của bạn
17-06-2022, 11:02 am     61
Dù cố gắng sắp xếp lịch trình giấc ngủ, bạn vẫn có thể ngủ gật hoặc thức dậy giữa đêm. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu những thói quen phá hoại lịch trình giấc ngủ của bạn.
Ngủ trưa có tốt cho sức khỏe hay không?
Ngủ trưa có tốt cho sức khỏe hay không?
31-05-2022, 10:01 am     75
Các chuyên gia cho biết câu hỏi ngủ trưa tốt hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy những yếu tố đó là gì và ngủ trưa bao lâu là tốt nhất?